ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG – Chiến tranh Mông Nguyên – Đại Việt lần 3. GHI CHÉP BỞI CÁC BÊN LIÊN QUAN

Trận đại chiến quyết định số phận của chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần 3

Trận đại chiến quyết định số phận của chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3

Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm – nxb Quân đội nhân dân – viết:
“Trong trận phục kích đường thủy này, yếu tố quan trọng nhất là làm rối loạn đội hình hành quân của địch, từ đó dùng ưu thế áp đảo về binh lực tiêu diệt chúng. Trận địa cọc được coi như một đội quân ngầm, có nhiệm vụ chủ yếu là chặn không cho quân Nguyên chạy khỏi trận địa phục kích, đồng thời là đòn quyết định làm rối loạn hoàn toàn và nghiêm trọng đội hình chiến đấu của chúng. Bản thân bãi cọc không phải là phương tiện tiến công, cho dù có ý định như Ngô Quyền vát nhọn và bịt sắt ở đầu. Trong trường hợp thuyền đang vận động nhanh, chỉ cần va phải cọc thi dù nhọn hay không, mạn thuyền cũng dễ bị phá hủy. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, thường chỉ một số thuyền đi đầu bị vướng cọc thôi, chứ không có khả năng toàn bộ chiến thuyền lao sâu vào bãi cọc.

Kết quả khai quật bãi cọc ở cửa sông Chanh đem lại cho chúng ta hiểu biết khá chi tiết về kích thước và cách bố trí của cọc, nhưng cả mấy lần đào đều không đem lại mảy may chứng tích chiến trận, như thuyền, gươm, giáo… Điều đó chứng tỏ ở giữa bãi cọc không có khả năng diễn ra trận đánh. Chương trình tìm kiếm chiến trường ở khoảng đầu bãi cọc, nơi các thuyền Nguyên đi đầu vướng vào, cản toàn bộ các thuyền khác có thể đem lại hy vọng hơn.

Bãi cọc chỉ có tác dụng giúp quân thủy Trần, với thế bất ngờ áp đảo, tạo ra tình huống quyết định nhất của trận đánh là khiến đội hình chiến đấu của quân Nguyên bị rối loạn, phải tụ lại để đón những đòn tiến công của ta.”

Nguyên sử – truyện Phàn Tiếp – viết
“Thuyền giặc (tức quân Trần – T.G.) tập trung đông, tên bắn như mưa”

Bia Lý Thiên Hựu cũng chép:
“Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…”.
Toàn bộ diễn biến trận đánh có thể xem ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Bạch_Đằng_1288
-LHX-

NGUỒN GỐC LỄ XÁ TỘI VONG NHÂN

Diêm vương phán xét cô hồn

Diêm vương phán xét cô hồn

Là một quốc gia sùng tín đạo Phật, nên từ trước đến nay rất nhiều ngày lễ của Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng ngày lễ xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng bảy lại là một ví dụ khác. Đó là một ngày lễ đánh dấu một tiết kỳ đặc biệt, xuất hiện trong mọi tôn giáo Á Đông. Sau đây sẽ là câu truyện về ngày lễ này của Đạo Giáo:
Tiết Trung Nguyên là danh từ của Đạo Giáo dùng để gọi lễ hội rằm tháng bảy, đây là “Lễ tiết” theo quan niệm truyền thống của Đạo Giáo. Đạo Giáo cho rằng trong một năm có ba tiết gọi là “Tam Nguyên” là ngày giáng trần của “Tam Quan”. Trong Kinh Thái Thượng Tam Quan của Đạo Giáo có chép: “Thiên Quan tứ phước, Địa Quan xá tội, Thủy Quan giải ách… tất cả chúng sanh đều dưới sự cai quản thống nhiếp của Thiên, Địa, Thủy Quan…”. Trong tín ngưỡng dân gian gọi tháng bảy là “tết của Quỷ” hay là “Tháng Cô Hồn”.

Tiết Thượng Nguyên còn gọi là Thượng Nguyên Thiên Quan tiết, lễ tiết của đầu năm vào tháng giêng, đây là tiết giáng trần của Thượng nguyên tứ phước thiên quan, Tử Vi Đại Đế. Tiết Trung nguyên còn xưng là Trung Nguyên Địa Quan tiết, lễ tiết của giữa năm, vào tháng bảy, đây là tiết giáng trần của Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan, Thanh Hư Đại Đế. Tiết Hạ nguyên còn xưng là Hạ Nguyên Thủy Quan tiết, lễ tiết cuối năm vào tháng mười, đây là tiết giáng trần của Hạ Viên Giải Ách Thủy Quan, Đồng Âm Đại Đế.

Quan niệm của Đạo Giáo cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7, ngày “Khai mở quỷ môn”, cho đến ngày 30 tháng 7, ngày “đóng cửa quỷ môn”, đây là tiết của quỷ, đây là khoảng thời gian, dưới âm phủ, âm ty mở cửa địa ngục, cho các loài quỷ lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người thế gian, cũng như tìm người thế mạng.

Người trên thế gian vì muốn tránh sự phá rối cũng như làm tổn hại đến tính mạng của mình do các loài quỷ gây ra, nên đến ngày rằm tháng bảy phải lập đàn, thiết lễ, bày các phẩm vật thực phẩm và các loại vàng mã, hình nộm để thế chấp và cúng cấp các loài cô hồn ngạ quỷ. Lễ cúng tế này được Đạo Giáo gọi là Tiết Trung Nguyên.

Căn cứ theo Kinh Huyền Đô Đại Hiến của Đạo Giáo có chép: “Ngày 15 tháng 7 là tiết Trung Nguyên vậy…. đây là ngày mà Đại Quan kiểm tra xét hỏi, phân biệt các tội thiện ác dưới địa phủ. Chư Thiên và Thánh chúng đều ở trong cung, kiểm tra sổ ghi kiếp số của các loài quỷ, các loài ngạ quỷ đang bị tù ngục đều được thả ra…”.
-LHX-

Bản đồ “China Proper – 1735”

Món quà của thủ tướng đức dành cho Chủ Tịch Tập Cận Bình nhân dịp chủ tịch Trung Quốc sang thăm Đức ngày 28/3.
Tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) xuất bản ở Đức năm 1735,
Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa.
Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.
Ảnh: “China Proper” – Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp)

Tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) xuất bản ở Đức năm 1735,

Tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) xuất bản ở Đức năm 1735,

Liễu Hạnh Tiên Chúa (Giáng sinh lần thứ ba)

Mẫu Liễu

Liễu Hạnh Tiên Chúa



Giáng Tiên, nàng tiên nữ đã về trời, đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con. Những ngày hội quần tiên, những lúc quây quần bên chị bên em cùng bạn bè, bỗng nhiên nàng lại nét mặt sa sầm, rồi lén gạt thầm dòng nước mắt …

Những cử chỉ ấy, cuối cùng rồi cũng đến tai Ngọc Hoàng. Ngài cho gọi nàng lại để nghe nàng giãi bày tâm sự và thỉnh cầu ước nguyện. Khi thấu hiểu, Ngài cho nàng được phép trở lại cõi trần, nhưng đổi tên là Liễu Hạnh.
Tiếp tục đọc

Liễu Hạnh Tiên Chúa ( Giáng sinh lần thứ hai)

Liễu Hạnh

Liễu Hạnh Tiên Chúa



Tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ, nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, có vợ chồng Lê Thái Công là người hiền đức, hay làm việc thiện. Ông bà đã có một con trai, và khi ấy cũng đã đứng tuổi. Đến năm Thiên Hựu, đời Lê Anh Tông, bà vợ có mang đã quá kỳ sinh mà không thấy chuyển dạ, lại không ăn uống, chỉ ưa trong phòng có mùi hoa thơm.

Đêm hôm ấy, gia đình làm lễ, cầu trời khấn Phật, phù hộ độ trì cho mẹ tròn con vuông. Giữa lúc hương hoa tỏa bay thơm ngát, ở trong phòng, Lê Thái Công nằm mơ thấy mình bay lên thượng giới, rồi được dẫn vào một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, ở đó đang diễn ra cuộc Đại khánh tiết, bách thần làm lễ chúc thọ Ngọc Hoàng.

Một tiên nữ vận áo xiêm màu hồng nhạt, từ hậu cung bưng khay rượu bước ra. Vừa đến trước mặt Ngọc Hoàng, trong khi hai tay nâng khay, còn đầu thì khẽ nghiêng và toàn thân nhún xuống, nhưng do làm hơi vội nên đã để một chiếc chén rơi ra … Ngọc Hoàng khẽ chau mày, nhưng rồi trước mặt triều thần, Ngài lại tươi cười nhắc chén rượu thứ hai …

Chỉ có như vậy, nhưng đã là phạm luật. Sau bữa tiệc, hai vị Nam Tào Bắc Đẩu tâu lên, tiên nữ bị giáng xuống trần, trong thời hạn ba năm, mặc dù đó chính là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng đế.

Vừa lúc ấy, Lê Thái Công tỉnh giấc. Cũng đúng lúc ấy, người nhà vào báo bà vợ đã sinh một ngườøi con gái. Ba ngày sau, khi nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng, ông bèn đặt tên cho con là Giáng Tiên.

Ngày tháng qua đi, càng lớn lên Giáng Tiên càng lộng lẫy, xinh đẹp. Mọi việc nữ công gia chánh nàng cũng đều thành thạo. Lại có cả tài cầm kỳ thi họa, vì ông bà cho nàng theo học Trần Công, một người bạn ở làng bên, và càng học lên Giáng Tiên lại càng giỏi giang, tấn tới.

Ông Trần Công là một vị hưu quan ở làng Tiên Hương, cùng trong huyện Thiên Bản. Vợ chồng ông cũng đã đứng tuổi mà chưa có con. Một đêm, nghe có tiếng trẻ khóc ở ngoài vườn, ông bà cùng chạy ra thấy một đứa bé sơ sinh nằm dướùi gốc cây đào. Ông bà đem về nhà nuôi, đặt tên là Đào Lang.

Lớn lên Đào Lang là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, siêng năng chăm chỉ học hành. Do đã đính ước với nhau từ nhiều năm trước, nên khi Đào Lang và Giáng Tiên đến tuổi trưởng thành, hai bên cha mẹ đã cho đôi trẻ nên duyên vợ chồng.

Về nhà chồng, Giáng Tiên là một người vợ hiền dâu thảo, nói năng khiêm nhường, đối xử có trước có sau. Trong ba năm, nàng sinh được một trai, một gái. Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên, vào đúng ngày mồng ba tháng ba (ÂÂm lịch), tuyệt nhiên không bệnh tật gì, nàng hóa, lúc ấy vừa tròn 21 tuổi. Cả hai bên cha mẹ và chồng con đau xót tiếc thương nhưng chẳng có cách gì cứu sống được. Trong nỗi buồn vô hạn, kể cả Lê Thái Công, chẳng ai hiểu được lẽ trời đã sắp đặt rồi.

Liễu Hạnh Tiên Chúa (Giáng sinh lần thứ nhất)

Đạo Mẫu Việt Nam

Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh (Tầng thứ 3 – áo đỏ)



Vào đầu thời nhà Hậu Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam; có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng, người ấp Nhuế Duệ, cũng xã Vỉ Nhuế (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình.
Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462), cha của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng ( nay là thôn La Ngạn, ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga ).
Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện ( lúc này Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi ). Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi ( nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng. Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung ).
Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành.
Năm 36 tuổi, Bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ cha và mẹ.
Sau đó hai năm, Bà tới tu sửa chùa Sơn Trường – Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn – Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá – Bình Lục, Hà Nam. Tại chùa Đồn xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán , lập ra làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải.
Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), Bà trở lại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, Bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế ( nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn La Ngạn). Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.
Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, Bà đã hoá thần về trời. Năm đó Bà vừa tròn 40 tuổi.
Ngay sau khi Bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của Thánh Mẫu gọi là Phủ Quảng Cung.

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng


Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em ruột, con gái vị Lạc tướng ở huyện Mê Linh (nay là vùng Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phú), thuộc dòng dõi Hùng Vương.

Hai Bà là những phụ nữ tài cao đức trọng và có đảm lược hơn người. Năm 19 tuổi, bà Trưng Trắc kết duyên cùng ông Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (nay là Hà Nam và Nam Hà), cũng là một người bất khuất, có ý chí quật cường.
Tiếp tục đọc

Bát Nàn công chúa

Bát Nàn Công Chúa

Vũ Thị Thục Nương



Thời nhà Hán đô hộ, vùng Phượng Lâu, Đức Bác thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú ngày nay là một trang ấp lớn dưới quyền ông Vũ Chất và bà Hoàng Thị Mẫu cai quản. Ngoài công việc nông trang ông bà còn biết nhiều bài thuốc chữa chạy cho những ai đau yếu bệnh tật, nên được dân chúng khắp vùng mến phục.

Nàng Thục Nương, con gái của ông bà, là người tài đức, có võ nghệ cao cường, lại có dung mạo xinh đẹp tuyệt vời. Đến tuổi trưởng thành Thục Nương hứa hôn với Phạm Danh Hương là một chàng trai anh tuấn, con của vị huyện trưởng Nam Châu.
Tiếp tục đọc

Quốc Mẫu Tây Thiên

Bà chúa Tây Thiên

Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu


Theo quan niệm âm dương thì thần núi Tản Viên thuộc dương tính còn thần núi Tam Đảo mang âm tính.

Điều này bắt nguồn từ quan niệm của người Việt cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng – nơi nằm giữa hai ngọn núi Tam Đảo và Tản Viên, hai ngọn núi này được coi như núi cha – Tản Viên, núi mẹ – Tam Đảo, trấn ngự vùng trung châu thổ của đất nước.
Tiếp tục đọc

“QUẢNG HÀN CUNG LÝ NHẤT CHI MAI ” ĐÃ GIÚP QUÝ LY LÊN NGÔI VUA

Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly


Tương truyền Lê Quý Ly khi thuở còn hàn vi thường theo cha đi buôn đường biển. Một lần thuyền chở hàng ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên cát câu thơ: “Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai” (tức trong cung Quảng Hàn có một cành mai) và nhẩm thuộc lòng lấy câu thơ đó.
Tiếp tục đọc