Monthly Archives: Tháng Sáu 2015

ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG – Chiến tranh Mông Nguyên – Đại Việt lần 3. GHI CHÉP BỞI CÁC BÊN LIÊN QUAN

Trận đại chiến quyết định số phận của chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần 3

Trận đại chiến quyết định số phận của chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3

Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm – nxb Quân đội nhân dân – viết:
“Trong trận phục kích đường thủy này, yếu tố quan trọng nhất là làm rối loạn đội hình hành quân của địch, từ đó dùng ưu thế áp đảo về binh lực tiêu diệt chúng. Trận địa cọc được coi như một đội quân ngầm, có nhiệm vụ chủ yếu là chặn không cho quân Nguyên chạy khỏi trận địa phục kích, đồng thời là đòn quyết định làm rối loạn hoàn toàn và nghiêm trọng đội hình chiến đấu của chúng. Bản thân bãi cọc không phải là phương tiện tiến công, cho dù có ý định như Ngô Quyền vát nhọn và bịt sắt ở đầu. Trong trường hợp thuyền đang vận động nhanh, chỉ cần va phải cọc thi dù nhọn hay không, mạn thuyền cũng dễ bị phá hủy. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, thường chỉ một số thuyền đi đầu bị vướng cọc thôi, chứ không có khả năng toàn bộ chiến thuyền lao sâu vào bãi cọc.

Kết quả khai quật bãi cọc ở cửa sông Chanh đem lại cho chúng ta hiểu biết khá chi tiết về kích thước và cách bố trí của cọc, nhưng cả mấy lần đào đều không đem lại mảy may chứng tích chiến trận, như thuyền, gươm, giáo… Điều đó chứng tỏ ở giữa bãi cọc không có khả năng diễn ra trận đánh. Chương trình tìm kiếm chiến trường ở khoảng đầu bãi cọc, nơi các thuyền Nguyên đi đầu vướng vào, cản toàn bộ các thuyền khác có thể đem lại hy vọng hơn.

Bãi cọc chỉ có tác dụng giúp quân thủy Trần, với thế bất ngờ áp đảo, tạo ra tình huống quyết định nhất của trận đánh là khiến đội hình chiến đấu của quân Nguyên bị rối loạn, phải tụ lại để đón những đòn tiến công của ta.”

Nguyên sử – truyện Phàn Tiếp – viết
“Thuyền giặc (tức quân Trần – T.G.) tập trung đông, tên bắn như mưa”

Bia Lý Thiên Hựu cũng chép:
“Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…”.
Toàn bộ diễn biến trận đánh có thể xem ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Bạch_Đằng_1288
-LHX-

NGUỒN GỐC LỄ XÁ TỘI VONG NHÂN

Diêm vương phán xét cô hồn

Diêm vương phán xét cô hồn

Là một quốc gia sùng tín đạo Phật, nên từ trước đến nay rất nhiều ngày lễ của Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng ngày lễ xá tội vong nhân vào ngày rằm tháng bảy lại là một ví dụ khác. Đó là một ngày lễ đánh dấu một tiết kỳ đặc biệt, xuất hiện trong mọi tôn giáo Á Đông. Sau đây sẽ là câu truyện về ngày lễ này của Đạo Giáo:
Tiết Trung Nguyên là danh từ của Đạo Giáo dùng để gọi lễ hội rằm tháng bảy, đây là “Lễ tiết” theo quan niệm truyền thống của Đạo Giáo. Đạo Giáo cho rằng trong một năm có ba tiết gọi là “Tam Nguyên” là ngày giáng trần của “Tam Quan”. Trong Kinh Thái Thượng Tam Quan của Đạo Giáo có chép: “Thiên Quan tứ phước, Địa Quan xá tội, Thủy Quan giải ách… tất cả chúng sanh đều dưới sự cai quản thống nhiếp của Thiên, Địa, Thủy Quan…”. Trong tín ngưỡng dân gian gọi tháng bảy là “tết của Quỷ” hay là “Tháng Cô Hồn”.

Tiết Thượng Nguyên còn gọi là Thượng Nguyên Thiên Quan tiết, lễ tiết của đầu năm vào tháng giêng, đây là tiết giáng trần của Thượng nguyên tứ phước thiên quan, Tử Vi Đại Đế. Tiết Trung nguyên còn xưng là Trung Nguyên Địa Quan tiết, lễ tiết của giữa năm, vào tháng bảy, đây là tiết giáng trần của Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan, Thanh Hư Đại Đế. Tiết Hạ nguyên còn xưng là Hạ Nguyên Thủy Quan tiết, lễ tiết cuối năm vào tháng mười, đây là tiết giáng trần của Hạ Viên Giải Ách Thủy Quan, Đồng Âm Đại Đế.

Quan niệm của Đạo Giáo cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7, ngày “Khai mở quỷ môn”, cho đến ngày 30 tháng 7, ngày “đóng cửa quỷ môn”, đây là tiết của quỷ, đây là khoảng thời gian, dưới âm phủ, âm ty mở cửa địa ngục, cho các loài quỷ lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người thế gian, cũng như tìm người thế mạng.

Người trên thế gian vì muốn tránh sự phá rối cũng như làm tổn hại đến tính mạng của mình do các loài quỷ gây ra, nên đến ngày rằm tháng bảy phải lập đàn, thiết lễ, bày các phẩm vật thực phẩm và các loại vàng mã, hình nộm để thế chấp và cúng cấp các loài cô hồn ngạ quỷ. Lễ cúng tế này được Đạo Giáo gọi là Tiết Trung Nguyên.

Căn cứ theo Kinh Huyền Đô Đại Hiến của Đạo Giáo có chép: “Ngày 15 tháng 7 là tiết Trung Nguyên vậy…. đây là ngày mà Đại Quan kiểm tra xét hỏi, phân biệt các tội thiện ác dưới địa phủ. Chư Thiên và Thánh chúng đều ở trong cung, kiểm tra sổ ghi kiếp số của các loài quỷ, các loài ngạ quỷ đang bị tù ngục đều được thả ra…”.
-LHX-

Bản đồ “China Proper – 1735”

Món quà của thủ tướng đức dành cho Chủ Tịch Tập Cận Bình nhân dịp chủ tịch Trung Quốc sang thăm Đức ngày 28/3.
Tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) xuất bản ở Đức năm 1735,
Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa.
Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.
Ảnh: “China Proper” – Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp)

Tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) xuất bản ở Đức năm 1735,

Tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) xuất bản ở Đức năm 1735,